Đơn vị đo áp suất thông thường

Đơn vị đo áp suất thông thường

Các đơn vị đo áp suất

Chúng ta thường thấy các đồng hồ đo áp suất có rất nhiều loại đơn vị đo áp suất từ mbar, bar , psi , kg/cm2 , Kpa, Mpa … vậy tại sao lại có nhiều loại đơn vị được dùng như vậy . Đầu tiên là do thời chiến tranh lạnh có hai trường phái là Châu Âu và Mỹ , họ luôn đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau để đo lường như : đơn vị đo áp suất , chuẩn kết nối cơ khí , kể cả đo khối lượng , đo độ cao cũng dùng đơn vị khác nhau . Chính vì thế mà ngày nay có rất nhiều loại – tiêu chuẩn đo lường khác nhau làm cho việc sử dụng các thiết bị cũng không dể dàng gì .

 

Đồng hồ đo áp suất hiển thị đơn vị đo áp suất bar và psi

Các đồng hồ đo áp suất thông thường chỉ hiển thị một loại đơn vị đo áp suất là Bar hay Psi tuy nhiên cũng có một số loại khác hiển thị hai đơn vị cùng một lúc giúp ta có thể xem được cả hai một cách dể dàng . Với cách hiển thị như vậy dẻ gây hiểu lầm cho người mới bắt đầu làm quen với đồng hồ đo áp suất và các loại đơn vị đo áp suất .

Có 5 loại đơn vị đo áp suất chuẩn như sau :

Tính theo ” hệ mét ” đơn qui đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn

1 bar            =            0.1 Mpa ( megapascal )

1 bar            =            1.02 kgf/cm2

1 bar            =            100 kPa ( kilopascal )

1 bar            =            1000 hPa ( hetopascal )

1 bar            =            1000 mbar ( milibar )

1 bar            =            10197.16 kgf/m2

1 bar            =            100000 Pa ( pascal )

Tính theo ” áp suất ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn 

1 bar            =            0.99 atm ( physical atmosphere )

1 bar            =            1.02 technical atmosphere

Tính theo ” hệ thống cân lường ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1 bar            =            0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )

1 bar            =            14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )

1 bar            =            2088.5 ( pound per square foot )

Tính theo  ” cột nước ”  qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar 

1 bar            =            10.19 mét nước  ( mH2O )

1 bar            =            401.5 inc nước ( inH2O )

1 bar            =            1019.7 cm nước ( cmH2O )

Tính theo  ” thuỷ ngân  ” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1 bar            =            29.5 inHg ( inch of mercury )

1 bar            =            75 cmHg ( centimetres of mercury )

1 bar            =           750 mmHg ( milimetres of mercury )

1 bar            =            750 Torr

Đơn vị áp suất
 
pascal
(Pa)

bar
(bar)
átmốtphe kỹ thuật
(at)

átmốtphe
(atm)

torr
(Torr)
pound lực trên inch vuông
(psi)
1 Pa ≡ 1 N/m2 10−5 1,0197×10−5 9,8692×10−6 7,5006×10−3 145,04×10−6
1 bar 100000 ≡ 106 dyne/cm2 1,0197 0,98692 750,06 14,504
1 at 98.066,5 0,980665 ≡ 1 kgf/cm2 0,96784 735,56 14,223
1 atm 101.325 1,01325 1,0332 ≡ 1 atm 760 14,696
1 torr 133,322 1,3332×10−3 1,3595×10−3 1,3158×10−3 ≡ 1 Torr; ≈ 1 mmHg 19,337×10−3
1 psi 6.894,76 68,948×10−3 70,307×10−3 68,046×10−3 51,715 ≡ 1 lbf/in2

Ví dụ:  1 Pa = 1 N/m2  = 10−5 bar  = 10,197×10−6 at  = 9,8692×10−6 atm, vân vân.
Ghi chú:  mmHg là viết tắt của milimét thủy ngân.

 

Dựa vào bảng tính trên ta có thể qui đồi tất cả các loại đơn vị đo áp suất có trên thế giới hiện hành . Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho tất cả mọi người chưa hiểu rõ về các loại đơn vị đo áp suất .

Nguồn: coppy Mr Hòa.

Tin tức liên quan